Luật Chứng khoán 2019 tiến tới việc sàng lọc cũng như tuyển chọn đầu vào các DN phù hợp, hạn chế những DN quá nhỏ hoặc yếu kém - đây là bước chặn hợp lý và phù hợp với định hướng phát triển của thị trường chung.
Tất nhiên, luật mới sẽ không thể làm hài lòng được tất cả các nhà đầu tư, các cổ đông của các công ty không đủ điều kiện đại chúng. Ðiều này đòi hỏi chính các công ty đó phải nỗ lực cải thiện tình hình, tăng vốn để đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn mới.
Kể cả TTCK phát triển như Mỹ, châu Âu, họ vẫn để lọt nhiều DN yếu kém niêm yết, làm giả các số liệu kinh doanh rồi các tiêu chí niêm yết không được tuân thủ chặt chẽ.
Cho dù Luật có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu của các công ty đại chúng, nhưng đây chỉ là 1 điều kiện, chưa đủ để sàng lọc hàng hóa.
Các hiện tượng thao túng số liệu báo cáo tài chính vẫn luôn có, không chỉ ở Việt Nam, vì thế bên cạnh trách nhiệm của các cơ quan quản lý, các tổ chức tư vấn thì chính các nhà đầu tư cũng cần phải có hiểu biết cơ bản để phân loại, chọn lọc được các doanh nghiệp chất lượng trước khi đầu tư.
_TS. Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược, Công ty Chứng khoán PSI_
Để hiểu rõ hơn nhận định của TS. Lê Đức Khánh ta sẽ đi vào khai thác những điểm thay đổi của Luật chứng khoán 2019 có gì nổi bật:
1. Thay đổi điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
Theo quy định tại Điều 12 của Luật Chứng khoán năm 2006, quy định về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng chỉ quy định chung cho các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Điều 15 của Luật Chứng khoán năm 2019, đã phân chia điều kiện của từng loại hình công ty là công ty cổ phần và công ty đại chúng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Luật Chứng khoán năm 2019, điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng (mức vốn điều lệ, lãi năm trước khi kinh doanh,...) đã có một số thay đổi so với quy định hiện hành. Đồng thời, bổ sung thêm một số điều kiện khi công ty cổ phần chào bán cổ phiếu ra công chúng. Chi tiết tại bảng dưới đây:
STT
|
Điều kiện
|
Luật Chứng khoán
năm 2006
|
Luật Chứng khoán
năm 2019
|
1
|
Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán
|
Từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán
|
Từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán
|
2
|
Lãi năm trước
|
Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán
|
Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán
|
3
|
Phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán
|
Phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua
|
Phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua
|
4
|
Bổ sung quy định
|
|
Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành
|
5
|
Bổ sung quy định
|
|
Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán
|
6
|
Bổ sung quy định
|
|
Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích
|
7
|
Bổ sung quy định
|
|
Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán
|
8
|
Bổ sung quy định
|
|
Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán
|
9
|
Bổ sung quy định
|
|
Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.
|
2. Chỉ được bán thêm cổ phiếu khi hoạt động kinh doanh có lãi
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 15 Luật Chứng khoán năm 2019, để chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng thì hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán của công ty đại chúng phải có lãi; đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.
Theo đó, điều kiện chào bán thêm cổ phiếu của công ty cổ phần được quy định cụ thể như sau:
(1) Đáp ứng các điều kiện số 1,3,6,7,8,9 thuộc phần 1 nêu trên.
(2) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
(3) Giá trị cổ phiếu phát hành thêm theo mệnh giá không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành tính theo mệnh giá, trừ trường hợp có bảo lãnh phát hành với cam kết nhận mua toàn bộ cổ phiếu của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số cổ phiếu còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, phát hành tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành để hoán đổi, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;
(4) Đối với đợt chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành, cổ phiếu được bán cho các nhà đầu tư phải đạt tối thiểu là 70% số cổ phiếu dự kiến chào bán. Tổ chức phát hành phải có phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án.
3. Phải đưa cổ phiếu, trái phiếu lên sàn khi kết thúc đợt chào bán
Một trong những điều kiện của công ty cổ phần khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, chào bán trái phiếu ra công chúng được quy định tại Điểm h Khoản 1, Điểm i Khoản 3 Điều 15 của Luật Chứng khoán năm 2019. Theo đó, cổ phiếu, trái phiếu phải được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
Link tham khảo: https://khoinghiep.thuvienphapluat.vn/bai-viet/nhung-diem-moi-cua-luat-chung-khoan-2019-doanh-nghiep-can-biet-phan-1-819.html