Những điểm mới của Luật Thanh niên 2020 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021
Hỗ trợ 24/7
0975437282

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0975437282
Zalo: 0975437282

Tin tức nổi bật

Những điểm mới của Luật Thanh niên 2020 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021

Ngày đăng: 26-03-2021 10:42:22

Thanh niên là lực lượng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, tới nay đã có 142/196 quốc gia có chính sách riêng về thanh niên và 43/196 quốc gia đã ban hành Luật Thanh niên. Nhằm tạo điều kiện cho thanh niên phát triển và phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, năm 2005 Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật Thanh niên với tư cách là văn bản luật chuyên biệt, quy định các vấn đề liên quan đến thanh niên, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng và thực hiện các chính sách cho thanh niên phát triển.

Qua gần 15 năm thi hành, Luật Thanh niên năm 2005 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đề ra nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên năm 2005 cho phù hợp với tình hình nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

_Bộ Nội Vụ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam_

Để giải quyết những bất cập, hạn chế đó ta sẽ đi vào khai thác những điểm mới của Luật Thanh niên 2020 có gì đáng chú ý:

Thứ nhất, không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của thanh niên vì thanh niên cũng là công dân Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đã được Hiến pháp quy định.

Quy định rõ về vai trò, trách nhiệm của thanh niên khi khẳng định thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội (Điều 4).

Thứ hai, xác định rõ 07 nguyên tắc để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của thanh niên

- Quyền, nghĩa vụ của thanh niên được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

- Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên.

- Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy năng lực; được xây dựng hoặc lồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương.

- Việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm sự tham gia của thanh niên; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Xử lý kịp thời, nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định của Luật này.

Thứ ba, lần đầu tiên quy định về Tháng thanh niên là vào tháng 3 hàng năm.

Thứ tư, quy định cụ thể về các chính sách của nhà nước đối với thanh niên trong 06 nhóm lĩnh vực:

- Chính sách về học tập và nghiên cứu khoa học;

- Chính sách về lao động, việc làm;

- Chính sách về khởi nghiệp;

- Chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe;

- Chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao;

- Chính sách về bảo vệ Tổ quốc;

(Điều 16 đến Điều 21).

Link tham khảo: (Phần 5) https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/33025/tong-hop-diem-moi-11-luat-bo-luat-co-hieu-luc-tu-01-01-2021

Bài viết liên quan

Khách hàng tiêu biểu

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Tầng 4, số 92B, Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0975437282

Email: wiseelaw@gmail.com

Website: wiseelaw.com


Tư vấn hỗ trợ miễn phí

0975437282
0975437282
https://www.facebook.com/Wiseelaw.CEO